Gia công thực phẩm chức năng

CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC GOTIME ECO

Địa chỉ: 233/8-233/10 Đặng Thùy Trâm, Phường 13,Bình Thạnh, TP. HCM

Tác dụng của cây bạc hà trong y học học cổ truyền: Đặc điểm, cách dùng, lưu ý

Cây Bạc hà là một loại cây cỏ, thân cây vuông mọc thành bụi, lá có màu xanh đậm, có mùi hơi hắc, phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt, và ưa bóng râm.
Cây Bạc hà hay còn có tên khoa học là Mentha arvensis L., đây là loại cây thuộc họ Bạc hà. Trong Đông y và Tây y, bạc hà được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, tinh dầu của loại thảo dược này còn được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm khác như: dầu gội, xà phòng, mỹ phẩm,…

Thành phần hóa học có trong Cây Bạc Hà: Dược liệu thiên nhiên

Cây Bạc hà chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm Camphene, Menthol, Menthone, Isomenthone, Menthyl Acetate, Rosmarinic acid, Ethyl – n – Amylketone, Piperitenone, d-Neomenthol, và nhiều hợp chất khác.

Trong các bộ phận của cây bạc hà đều chứa tinh dầu với hàm lượng từ 1 đến 3 %, trong số đó chủ yếu là các hoạt chất như: methyl acetat, myrcen, cimen, limonen,…

Thành phần và nồng độ các hợp chất trong tinh dầu bạc hà có thể biến đổi tùy thuộc vào từng loại Bạc hà.

Tác dụng của cây bạc hà trong y học học cổ truyền
Tác dụng của cây bạc hà trong y học học cổ truyền

Tác dụng dược lý của cây Bạc Hà:

– Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ cây bạc hà được cho là có khả năng ức chế virus Salmonella Typhoit và ECHO.

– Tác dụng sát khuẩn mạnh: Các thành phần trong bạc hà được sử dụng để giảm ngứa trong điều trị một số bệnh về da, tai mũi họng.

– Tác dụng trên cơ trơn: Thực nghiệm trên thỏ đã chỉ ra rằng Menthol và Menthone trong bạc hà có thể ức chế ruột thỏ.

– Tác dụng ức chế cơn đau: trong tinh dầu bạc hà,có chứa thành phần Menthol, có khả năng bốc hơi nhanh, tạo ra cảm giác mát và tê tại chỗ, do đó được sử dụng trong điều trị đau dây thần kinh.

– Tác dụng ức chế hô hấp và tuần hoàn: tinh dầu bạc hà có thể ức chế hô hấp, gây ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

– Tác động đến thân nhiệt: tinh dầu bạc hà có thể kích thích tuyến mồ hôi và làm giảm thân nhiệt.

– Tác dụng ức chế thần kinh trung ương, giảm khả năng vận động, và chống co thắt của trực tràng.

– Ở liều cao, tinh dầu bạc hà còn kích thích tủy sống và gây tê liệt phản xạ.

* Trong nền  Y học cổ truyền, Bạc hà còn có các tác dụng dược lý như sau: Thông các khớp, điều trị cảm, đau đầu, và long đờm, trị thương hàn đầu đau, ung nhọt, ngứa, hoắc loan, và thổ tả, điều trị răng đau, chỉ huyết lỵ, ho do nhiệt, thông tiểu tiện, chủ trị trung phong, uất nhiệt, thương táo và điên giản, tác dụng thanh nhiệt, tiêu tích thực, và hóa đờm, tác dụng phát hãn và trừ phong nhiệt, kích thích tiêu hóa, trừ tặc phong, và trị trúng phong gây hạ khí, đầu đau, nôn ra đờm, mất tiếng.

Những tác dụng trên được tìm thấy trong các bản ghi chép từ nhiều nguồn tài liệu trong lĩnh vực dược học và Y học cổ truyền, chứng minh sự đa dạng trong công dụng của Bạc hà.

Tác dụng của cây bạc hà trong y học học cổ truyền
Tác dụng của cây bạc hà trong y học học cổ truyền

 

Công Dụng của cây Bạc Hà trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh 

– Bạc hà có thể giúp trị các vấn đề về cảm lạnh thông thường

Hiện nay, có nhiều người sử dụng tinh dầu bạc hà để giúp thông mũi, cải thiện hơi thở. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu bạc hà có tác dụng thông mũi, tan đờm,… khiến dễ thở hơn, đặc biệt là những người bị cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

– Bạc hà có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu được thực hiện trên chuột đã cho thấy rằng việc ăn bạc hà sẽ giúp giảm được 26% lượng đường trong máu sau 30 ngày, loại thảo dược này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh đái tháo đường.

– Loại thảo dược này có khả năng kháng viêm hiệu quả

Trong dịch chiết bạc hà có chứa các loại tinh dầu như:eugenol, linalool, citronellon,… đây ddeuf là những thành phần có khả năng kháng viêm, cải thiện các vấn đề về viêm khớp, các vấn đề ở ruột. 

Bên cạnh đó, thành phần acid rosmarinic có trong bạc hà cũng có khả năng kháng viêm giảm các vấn đề dị ứng theo mùa.

– Bạc hà có khả năng giảm đau dạ dày và cải thiện chứng khó tiêu

Loại thảo dược này thường xuyên được sử dụng trong việc giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu.

Nhiều nghiên cứu, cũng đã chỉ ra rằng thức ăn sẽ đi qua dạ dày nhanh hơn nếu chúng ta sử dụng dầu bạc hà trong bữa ăn. Vì thế, nếu sử dụng bạc hà như một loại rau trong bữa ăn sẽ giúp giảm các chứng khó tiêu.

– Loại thảo dược này có tác dụng làm sạch răng và giảm hôi miệng hiệu quả

Theo một nghiên cứu khác, tinh dầu bạc hà thường được sử dụng trong kẹo bạc hà, kẹo singum,… giúp để giảm bớt mùi hôi trong khoang miệng trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhưng mà bạc hà không có khả năng làm giảm đi lượng vi khuẩn hoặc là các nguyên nhân dẫn đến hôi miệng.

– Bạc hà có khả năng giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress cải thiện sức khỏe tinh thần

Một nghiên cứu đã được thực hiện trên 144 người trưởng thành đã chỉ ra rằng: việc ngửi mùi của tinh dầu bạc hà trong 5 phút trước khi làm bài kiểm tra có thể giúp cải thiện trí nhớ một cách đáng kể.

Một nghiên cứu khác, cũng chứng minh được việc ngửi tinh dầu bạc hà khi lái xe sẽ giúp tăng sự tỉnh táo, giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng.

– Bạc hà có đặc tính chống lại các bệnh về tim mạch

Việc sử dụng bạc hà có thể giúp giảm huyết áp, đẩy lùi các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tim mạch một cách HIỆU QUẢ. Thành phần hoạt chất eugenol có trong bạc hà hoạt động như một chất giúp ngăn cản sự di chuyển của canxi vào tế bào.

Bên cạnh đóm một nghiên cứu được tiến hành trên động vật đã chỉ ra rằng trong bạc hà có chứa hợp chất carvone có khả năng giảm sự co thắt mạch máu, giúp hạ huyết áp.

– Loại thảo dược này có khả năng chống stress oxy hóa tốt

Stress oxy hóa là một hiện tượng xảy ra khi mất đi sự cân bằng giữa các chất chống oxy hóa với các gốc tự do, làm tăng các gốc tự do tác động tiêu cực lên ADN, protein trong cơ thể, tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dùng.

Trong bạc hà có chứa rất nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh như:  eugenol, limonene, anthocyanins, beta-carotene giúp cơ thể của chúng ta có thể ngăn chặn việc tế bào bị tổn thương, làm chậm quá trình lão hoá giảm các nguy cơ về tim mạch, ung thư, viêm khớp,…

– Bạc hà có khả năng giúp chống nhiễm trùng, giúp vết thương nhanh lành hơn

Trong tinh dầu bạc hà có đặc tính kháng khuẩn mạnh, trong các nghiên cứu trước đó cũng đã chỉ ra rằng trong tinh dầu bạc hà có khả năng làm giảm các loại vi khuẩn như E.coli, Listeria, Salmonella. Nên dịch chiết bạc hà có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, giúp các vết thương phục hồi nhanh hơn.

– Chữa các Bệnh Đường Hô Hấp: Bạc hà được sử dụng làm thuốc chữa ho, cảm lạnh, viêm mũi và viêm họng, nhờ tác dụng giảm đau và chống viêm.

– Thuốc Tiêu Hóa: Bạc hà hỗ trợ tiêu hóa, giảm khó chịu và chuột rút trong dạ dày, kích thích tăng tiết mật.

– Giảm Đau: Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm đau tại chỗ, hữu ích trong việc điều trị đau răng, đau đầu và đau cơ.

– Chữa Các Bệnh Ngoài Da: Bạc hà còn được dùng để điều trị chảy máu, chấn thương nhỏ, cháy nám và các bệnh ngoài da khác.

– Giảm Stress và Mệt Mỏi: Hương thơm dễ chịu của Bạc hà giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và tăng cường tinh thần.

– Tác Dụng Phụ Trợ Khác: Bạc hà còn được sử dụng trong việc điều trị kích ứng mắt, ngăn ngừa ung thư, và hỗ trợ giảm cân.

Tác dụng của cây bạc hà trong y học học cổ truyền
Tác dụng của cây bạc hà trong y học học cổ truyền

Cách Dùng của cây Bạc Hà:

– Bạc hà được sử dụng ở dạng trà: Trà từ lá bạc hà tươi hoặc phơi khô có thể được hãm hoặc đun sôi để làm trà, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm stress.

– Bạc hà được sử dụng dưới dạng tinh dầu: dùng tinh dầu bạc hà để xoa bóp trực tiếp lên da để giảm đau cơ và khớp, hoặc thêm vào nước tắm cho hiệu quả thư giãn.

– Bạc hà dùng dưới dạng xông hơi: hít hương tinh dầu bạc hà sẽ giúp mở tử cung, giảm đau đầu và tăng cường tinh thần.

– Bạc hà được dùng dưới dạng nước sắc: Sử dụng nước sắc bạc hà: Dùng để rửa vết thương, giúp sát khuẩn và giảm viêm.

– Bạc hà được sử dụng dưới dạng bôi ngoài da: bạc hà có thể được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, sữa tắm, giúp da mềm mại và tươi mát.

Tác dụng của cây bạc hà trong y học học cổ truyền
Tác dụng của cây bạc hà trong y học học cổ truyền

Những vấn đề cần chú ý khi sử dụng cây Bạc Hà

Bạc Hà là một loại cây thân thảo được ưa thích và phổ biến trên toàn thế giới vì mùi thơm dễ chịu và nhiều tác dụng sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng Bạc Hà, có một số vấn đề cần chú ý:

Quá liều dùng: Dầu Bạc Hà chứa menthol, và việc sử dụng quá liều có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như nóng rát, tiêu chảy, và buồn nôn.

– Phản ứng dị ứng: Một số người có thể mẫn cảm với dầu Bạc Hà hoặc thành phần khác của cây. Các triệu chứng dị ứng có thể gồm sưng, đỏ, ngứa, hoặc ban đỏ trên da.

– Tương tác với thuốc: Bạc Hà có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc giảm acid và thuốc điều trị chứng trào ngược axit.

– Chế biến và lưu trữ: Bạc Hà nên được lưu trữ ở nơi mát mẻ, khô ráo và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp để bảo quản tốt nhất.

– Cần thận khi sử dụng với trẻ nhỏ: Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi, nên tránh tiếp xúc với dầu Bạc Hà ở nồng độ cao vì có thể gây kích ứng.

– Sử dụng đúng cách: Nếu sử dụng dầu Bạc Hà, nên pha loãng trước khi sử dụng trên da hoặc hít thở, và tránh tiếp xúc với mắt.

– Khả năng gây kích ứng: Dầu Bạc Hà có thể gây kích ứng cho một số người, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc niêm mạc.

– Sử dụng trong thai kỳ: Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm từ Bạc Hà.

Như với mọi thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên, bạc hà cũng có thể tương tác với các loại thảo dược, thuốc khi dùng chung dẫn đến những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, trước khi dùng mọi người cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để dùng đạt được hiệu quả tốt nhất.

xem thêm: Khám phá Thế giới của Cây Tía Tô Lợi ích Sức khỏe và Hơn thế nữa

Scroll to Top